Dược lý về Thuốc chống viêm không steroid – NSAIDs
Code mở khóa BP 2016: 5qSDZAJh2fR136VOQbonNujS-AugLLzplJGeSFvI200
Thuốc chống viêm không steroid (tiếng Anh: non-steroidal anti-inflammatory drug, viết tắt là NSAID) là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không có cấu trúc steroids.
I. CÁC NHÓM THUỐC :
1. Nhóm NSAIDs không chọn lọc :
1.1. Phân Nhóm Salicylates: Aspirin (acetylsalicylic acid), Salicylic acid ….
1.2. Phân Nhóm Propionic acid: Ibuprofen, Ketoprofen , Naproxen … .
1.3. Phân Nhóm Acetic acid: Indomethacin, Diclofenac (voltaren)…
1.4. Phân Nhóm Enolic acid (Oxicam): Piroxicam, Meloxicam (Mobic) , Phenylbutazone…
2. Nhóm NSAIDs chọn lọc COX-2 (Coxibs): Celecoxib, Etoricoxib, Parecoxib……
3. Paracetamol (acetaminophen) có tác dụng chống viêm không đáng kể, nhưng lại có tác dụng hạ sốt và giảm đau rất tốt, nên đôi khi vẫn được xếp trong nhóm này.
II. HIỆU LỰC CHỐNG VIÊM:
Tác dụng chống viêm của các thuốc khác nhau, lấy aspinrin làm chuẩn thì Diclofenac, Indomethacin có tác dụng chống viêm mạnh gấp 10 lần, Naproxen, Piroxicam,gấp từ 6,5 – 4,9 đến 3,9 lần. Có thể sắp xếp hiệu lực chống viêm của các thuốc theo thứ tự của chúng với liều trung bình như sau:
Indometacin – Diclofenac – Piroxicam – Ketoprofen – Naproxen – Aspirin.
III. HIỆU LỰC GIẢM ĐAU :
Tác dụng giảm đau của các thuốc Diclofenac, Indomethacin mạnh gấp 6-31 lần so với Aspirin. Tác dụng giảm đau với liều trung bình được xếp theo thứ tự như sau:
Diclofenac – Indomethacin – Piroxicam – Naproxen – Ibuprofen – Aspirin – Ketoprofen.
IV. LƯU Ý: Ngoài chống chỉ định ở người viêm loét dạ dày, suy thận, suy gan thì:
Thuốc gây hội chứng xuất huyết, làm kéo dài thời gian chảy máu, có thể gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da do ức chế ngưng kết tiểu cầu. —– Chống chỉ định khi mắc kèm xuất huyết
Với thai phụ : Dễ gây quái thai ở 3 tháng đầu, ở 3 tháng cuối có thể làm tăng thời gian mang thai vì ức chế PGE, PGF (là chất gây tăng co bóp tử cung), đồng thời có thể ảnh hưởng chức phận của thai nhất là tuần hoàn và hô hấp. ——– Chống chỉ định ở Phụ nữ có thai.
Trên hệ tim mạch: các thuốc ức chế COX-2 và liều cao các thuốc NSAIDs truyền thống có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim do làm mất cân bằng PGI2 và TXA2.
Link thông tin các thuốc:
V. NGUYÊN TẮC CHUNG :Các thuốc đều gây kích ứng niêm mạc dạ dày gây loét, chảy máu (trừ paracetamol) nên khi dùng thuốc cần chú ý:
1. Phải uống thuốc lúc no.
2. Không dùng thuốc cho bệnh nhân loét hoặc có tiền sử loét dạ dày hành tá tràng.
3. Trong trường hợp thật cần thiết, phải dùng các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày (Misoprostol hoặc các thuốc bảo vệ dạ dày khác). Song cần lưu ý rằng những tai biến tiêu hóa không phải chỉ do tác dụng kích thích trực tiếp của thuốc lên niêm mạc mà còn do tác dụng toàn thân của thuốc.
4. Khi điều trị kéo dài, cần kiểm tra có định kỳ (2 tuần 1 lần) công thức máu và chức năng gan thận.
5. Nếu dùng liều cao để tấn công chỉ dùng kéo dài 5-7 ngày.
6. Không dùng phối hợp các thuốc NSAID với nhau vì làm tăng độc tính của nhau.
7. Không dùng cùng với các chống đông, nhất là loại vitamin K (dicumarol, warfarin), vì làm tăng tác dụng chống đông. Không dùng cùng các sulfamid hạ đường huyết, diphenylhydantoin vì thuốc đẩy chúng ra khỏi huyết tương làm tăng độc tính. Khi cần phối hợp với các thuốc trên thì phải giảm liều các thuốc đó.
Cám ơn các bạn đã theo dõi video của Pharmog!
—
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Facebook: facebook.com/pharmog/
► Group : facebook.com/groups/pharmog/
► Youtube:
► Website: pharmog.com
► Email: pharmog309@gmail.com
Nguồn: https://taibangoc.com/
Xem thêm bài viết khác: https://taibangoc.com/tong-hop/
Ad cho tớ hỏi mẹ tớ bị chuẩn đoán là bệnh tự miễn lupus ban đỏ hệ thống dùng Nsaid có ít tác dụng hơn các loại hydrocorti và coricoit ko???
Thank you for video.I hope in future the page makes a lot of amazing videos.
bạn vẽ trên giấy gì vậy
làm sao để có ảnh tổng kết cuối video ạ ? Em thấy đẹp quá….
Trời ơi video cứu dỗi quá trình ôn dược lí của em 🙊🙊🙊.Mong Pharmog làm thêm các phần khác ạ!!!
anh ơi, anh có thể ra tiếp những video mới k ạ??/
Cảm ơn anh nhiều lắm ạ, mong anh ra thêm nhiều video mới ạ
1 bài giảng e học lại dc 3 môn hóa sinh, sinh lý, dược lý từ ad. Merci
😁😁😁
bài giảng rất tuyệt, cảm ơn bạn
Hay quá a ơi
cảm ơn nha !
a cho e hỏi một bệnh nhân bị viêm sốt và kèm bệnh đau lưng hay đau mỏi vai gáy có thể kê meloxicam và paracetamol cùng một đơn đc k
Video tuyệt vời.
Cảm ơn ad nhiều. Video rất hay
Mong đợi clip về Opioids của admin. Mình vẫn còn đang confuse ở cơ chế theo hướng PAG Opiate Action của nhóm thuốc này, mong admin đọc được comment sẽ giải đáp giúp mình với ạ.
cảm ơn pharmog nhìu
có phần nội dung ad nói trong video không ạ???????? cho em xin với ! hay quá , huhu
cảm ơn team nhiều !!!!!!!!!!
cảm ơn bạn
cho em hỏi có thuốc điều trị đái tháo đường không ạ
Thêm video về corticoid đi ad ơi
Lâu lắm k thấy a ra video vậy ah
Cảm ơn a nhiều ạ
Sao giờ ko ra video nữa a
Giúp mình cách trị hội chứng ruột kích thích đi bạn.
Cám ơn rất nhiều
Cảm ơn Pharmog <3
Giỏi quá mình rất thích xem các video của bạn.chúc thành công.
Anh ơi có thể xem lại về paracetamol mà anh nói được ko ạ, e thấy cơ chế giảm đau của paracetamol là nó tác dụng ở các receptor cảm giác ngoại vi. Tác dụng tốt với các loại đau, đặc biệt là các chứng đau do viêm. Nó khác với thuốc giảm đau trung ương (là nhóm opiat).
(Theo quyển dược lí học tập 2 nhà xuất bản y học Hà Nội 2012)
em là sinh dược mong anh chị nói thêm về bệnh nhược cơ do tdp của DEXAMETHASON
Thật sự em cảm thấy yêu anh quá ❤ cảm ơn anh vì video bổ ích 😍
Em cảm ơn ạ
Siêu hay
Ủng hộ team
anh ơi anh làm về thuốc trên hệ giao cảm với phó giao cảm đi anh ^^
Cám ơn bạn rất nhiều
Cho mình hỏi chỗ Acetaminophen tđong len enzyme POX la tai sao vay a. Tai luc minh hoc thi thay co noi la uc che COX va trong sach cua Kapland cung noi la COX ,minh co hieu chua kĩ nay hay sao mong cac ban giai đap.
đầu clip anh nói hai lớp protein bao bọc một lớp phospholipid ở giữa có đúng không ạ. trước giờ em học là lớp kép phospholipid có đầu ưa nước và đuôi kị nước thôi
Rất nhiều kiến thức trong một video ngắn, cảm ơn rất nhiều ạ O.O
Hay qá anh ơi.